Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Nghiệp Lực là gì, Làm gì khi bị nghiệp lực chi phối

Nghiệp Lực là gì, Làm gì khi bị nghiệp lực chi phối

16/10/2020 14:10:57 | 1681 lượt xem

Nghiệp lực là gì, làm gì khi bị nghiệp lực chi phối, làm sao để chấp nhận được sức mạnh quá lớn của nghiệp lực. Cùng lichamduong.me tìm hiểu. 

Vốn dĩ sức mạnh của nghiệp lực rất lớn, tới mức mà cả thần thông cũng không thể nào lay chuyển được, khi đó chúng ta chỉ còn biết chấp nhận nó cố gắng mang tới những điều tốt lành cho cuộc sống bằng một trái tim chân thành thì có lức sẽ nhận được quả ngọt.

Nghiệp là gì?

Đó chính là những hành động có tác ý bao gồm cả hành động lẫn lời nói ý nghĩ. Cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý niệm hay còn gọi là tâm.

Bởi thế khi nói về nghiệp của một con người chính là xét đấn thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Nói một cách khác, nghiệp là một lực hút và 1 lực đẩy. Nếu giữa sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần là lực hút sẽ tạo ra nghiệp, còn ngược lại nếu sáu căn gặp sáu trần là lực đẩy thì nghiệp lại không phát sinh.

Nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện mà chúng ta đã tạo ra thì cho dù trăm năm ngàn kiếp cũng không mất đi, chỉ cần hội đủ nhân duyên thì nó lại xuất hiện.

Nghiệp lực là gì
Nghiệp lực là gì

Trước hết phần giáp lý về nghiệp được chia thành hai loại : Nghiệp do vô ý, nghiệp do cố tình. Trong Luật nhân quả cũng vậy, gieo nhân cố ý thì có kết quả cố ý, gieo nhân vô tình thì sẽ có kết quả vô tình. Tuy nhiên, cho dù là nhân vô tình hay cố tình thì đều tạo ra quả của nó.

Năng lực của nghiệp được hình thành theo từng loại nghiệp khác nhau trong một tiến trình tâm lý rồi đưa đến sự hình thành các đặc tính của nghiệp.

Sức mạnh của nghiệp lực

Khi một con người trút hơi thở cuối cùng, thì trên cơ thể sẽ vẫn có một nơi tập trung hơi ấm, đó chính là Thần Thức. Thần Thức chính là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, màu nhiệm nhằm chuyển dẫn người chết đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo. Đó chính là sức mạnh của Nghiệp Lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớ không gì khác.

Thần thức sẽ giúp lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh… của người đã chết đầy đủ không hề thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi).

Vì lý do đó nên cho dù rằng một người dù đã qua đời nhưng sẽ vần còn phần quan trọng là Thần Thức đó chính là bản sao chép về đời người đó vẫn còn, chúng tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp Lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.

Để chi tiết ta sẽ thấy có nhiều loại nghiệp lực khác nhau, tuy nhiên hiểu khái quát thì chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại nghiệp chính sau đây.

1) Nghiệp hiện tại: Là kiểu tạo ác và bị quả báo ngay trong đời.

2) Nghiệp đời sau: Tạo nghiệp từ đời này nhưng đời sau, kiếp sau mới bị quả báo, có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.

3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.

4) Nghiệp tích lũy:  Đây là những nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại. Các nghiệp dần được tích lũy như rót nước vào chai, có thể xem thân như một tích lũy nghiệp từ vô thủy.

5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán, là nghiệp huân tập mới thói quên trong đời sống hàng ngày, có thể là tâm lý, hành vi, cách ứng xử… Ví dụ: uống rượu là một tập quán nghiệp hoặc người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.

6) Nghiệp Cận tử: Đây là nghiệp tạo ra lúc gần lầm chung, là nghiệp lúc sắp lâm chung hay những sức mạnh tâm lý con người trước lúc tắt thở. Đây là nghiệp cực quan trọng trong việc thông tin nghiệp thức tái sinh. Những tư tưởng cuối cùng của người chết sẽ tạo nên một cận tử nghiệp (thiện hoặc bất thiện).

Làm gì khi nghiệp lực chi phối?

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của nghiệp lực, ngay cả khi đã chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà khi dư báo đến cũng phải chịu thọ nhận.

Nếu ai chưa nắm vững vào luật Nhân Quả thì chưa biết sợ. Người tin chắc vào Nhân Quả thì biết sợ và sẽ khiến họ không dám phạm vào điều bất thiện vì biết rằng nghiệp báo đến thì “Chạy trời không khỏi nắng “.

Về cơ bản thì nghiệp lực là không ai tránh khỏi, ngay cả Đức Phật cũng khó mà tránh khỏi, trong kinh điển cũng có nói rõ đây là “Dư Báo” trong tiền kiếp còn sót lại mà một vị đã chứng Phật quả vẫn phải trả, dù là trả rất nhẹ nhàng bởi do chính phước báo trong vô lượng kiếp tu hành của ngài bảo vệ ngài.

Đôi khi ta nhìn thấy những cảnh báo đó cũng như hình dung được kết cuộc đa số của con đường mình đi nhưng ta vẫn liều mình hoặc không thể vượt qua được “sức hút” của nó. Như vậy ta thấy, khi nghiệp lực đủ duyên đến lúc chín mùi phải trả, không ai gánh cho ai được, không một thế lực nào có thể bảo vệ ta được. Đến đức Phật mà còn như thế thì nói gì đến phàm phu phước mỏng, nghiệp dầy như chúng ta.

Như vậy, ngay ba nghiệp thân, khẩu, ý, tùy theo khả năng của mỗi người để ứng dụng tu sửa. Sửa ngay nơi chính mình thì đó là chúng ta đang tu hành thiết thực chứ không cần phải mong cầu một cái gì xa xôi, ảo huyền thần thông nào cả.

Cao hơn nữa, nếu ngay cuộc sống, mỗi mỗi khéo nhận lại tánh giác thì sẽ có đạo thông, nhổ tận cội gốc sanh tử, được an lạc niết bàn. Công phu tu hành rất đơn giản, rõ ràng và thiết thực như vậy chứ không phải cần đến thần thông cầu kỳ.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 24-11-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội, mong cầu về tài lộc.

Kết Luận: Mọi việc không nên hấp tấp, bước vào việc là có rủi ro hoặc hư hại hoặc có người không vừa ý, có chuyện buồn. Tuy nhiên sẽ có kết quả tốt. Nên có sự thay đổi hoàn cảnh hiện tại hoặc cần phải tu bổ, sửa chữa, mua sắm những việc cần thiết. Nên di chuyển hoặc nhắn tin người mình cần gặp. Ngày có sự đáo hạn, đến hẹn, định kỳ hoặc có công việc mới.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo