Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo

Bài văn khấn ngoài mộ tiết Thanh Minh đầy đủ nhất

Bài văn khấn ngoài mộ tiết Thanh Minh đầy đủ nhất

15/08/2020 15:08:11 | 498 lượt xem

Văn khấn ngoài mộ tiết Thanh Minh thay lời con cháu thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đến ông bà, cha mẹ, gia tiên tiền tổ trong dịp đầu xuân năm mới. Cùng lichamduong.me tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé. 

Ý nghĩa văn khấn ngoài mộ gia tiên tết Thanh Minh

Dân gian có câu: Thanh Minh trong tiết tháng 3, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Thật vậy, tiết Thanh Minh là một trong những nghi lễ quan trọng trong nét văn hóa tâm linh của người Việt. Theo quan niệm tín ngưỡng thời xưa, một năm có 24 tiết khí, trong đó, tiết Thanh Minh – tết Thanh Minh là tiết khí thứ thứ 5 trong số 24 tiết khí, chỉ khoảng thời gian thời tiết chuyển từ nồm ẩm sang mát mẻ, sạch sẽ, không còn mưa phùn ẩm ướt. Trong tiếng Hán, Thanh Minh được dịch theo ý nghĩa trời trong sáng, thanh khiết.

Tảo mộ đầu năm là nét văn hóa tâm linh người Việt được lưu truyền từ ngàn đời nay. Đây là hành động đẹp, thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên đã khuất. Các công việc chính của ngày Tảo mộ là việc sửa sang, dọn dẹp cây cỏ trên mộ cho sạch sẽ hoặc đắp thê đất lên mộ cho đầy đặn, hết cỏ dại.

Lễ Thanh Minh được xem là ngày con cháu tu sửa mộ phần như cắt cỏ, đắp đất (tảo mộ) gia tiên. Nguyên nhân chọn thời điểm này là do đặc điểm thời tiết nước Việt đang dần chuyển sang nắng ấm, mưa nhiều hơn, khiến cây cỏ mọc trùm lên mộ khiến mộ bị sụt lở nên cần phải dọn cỏ, đắp thêm đất lên mộ cho đầy đặn, hết cỏ dại.

Sau khi tảo lại mộ, con cháu lên hương, đốt vàng mã cho người đã khuất, khấn vái bài khấn tạ mộ tết Thanh Minh. Tết Thanh Minh bao gồm hai mâm lễ: Khấn ngoài mộ và khấn trên bàn thười gia tiên.

Đây là phong tục đẹp trong nét văn hóa người Việt, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công ơn của những người đi trước. Đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Văn khấn ngoài mộ tiết Thanh Minh

Gia chủ không chỉ tu sửa, cẩn cảo nơi mộ phần người thân đã khuất mà còn cần làm lễ kính cáo với thổ địa, thần linh cai quản khu vực nghĩa trang, cũng như vong linh người thân về việc sửa sang, tảo mộ.

Gia chủ phải khấn hai bài văn khấn ngoài mộ, bao gồm:

Văn khấn thần linh tại mộ

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm Đinh Dậu (đọc ngày tháng âm lịch)

Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)

Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)

Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !”

bạn vái 3 vái, niệm Nam mô A Di Đà Phật 3 lần là hoàn thành phần kính cáo với Thần linh cai quản khu nghĩa trang về việc gia đình bạn sửa sang, tu sửa mộ phần người thân. Tiếp đó, bạn hãy sang sắp lễ cúng bái ở phần mộ của gia đình mình.

Văn khấn gia tiên tại mộ

Bạn nên chuẩn bị theo một mâm lễ nhỏ bao gồm: Trầu, cau, nước, hương nhang, hoa quả và bánh kẹo. Lễ không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đơn giản, thể hiện lòng thành của con cháu gửi tới tổ tiên. Bạn lên hương, bái ba vái và đọc bài văn khấn:

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hương linh: (đọc tên người dưới phần mộ)

Hôm nay là ngày (đọc ngày âm lịch), nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại số nhà… phường… quận,… thành phố…

Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của … chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiến hưởng.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !”

Sau đó, bạn nên đi thắp nhang, chào hỏi những mộ phần láng giềng của người thân trong khu nghĩa trang, đợi nhang tàn rồi xin lộc đi về.

Xem thêm văn khấn mùng 1 Tết tại bài viết BÀI VĂN KHẤN MÙNG 1 TẾT – CÚNG THẦN LINH VÀ GIA TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT.

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):

Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 26-04-2024 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

Nên: Thực hiện điều dự tính, thay đổi phương hướng, đi xa, di chuyển, dời chỗ, trả nợ đáo hạn, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, nhóm họp bàn bạc, nhẫn nại trong sự giao thiệp, chỉnh đốn nhà Kỵa, tu bổ đồ đạc.

Kỵ: Thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, xin nghỉ ngắn hạn, trễ hẹn, dời hẹn, ký kết hợp tác, trì hoãn công việc, thờ ơ bỏ lỡ cơ hội, mong cầu về tài lộc.

Kết Luận: Ngày có sự đáo hạn, đến hẹn, cần phải kiên nhẫn chờ đợi. Không nên đi quá xa hoặc mong cầu những chuyện lớn lao thì lợi và hại sẽ đi đôi. Tin vui đi liền với tin buồn hoặc có nhiều chuyện, tin tức đến cần phải lo toan, tính toán. Có người đến mời hợp tác hoặc hỏi ý kiến.

 
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
Ngày hoàng đạo Ngày hắc đạo